Authors: | Nguyễn, Thùy Dương |
Keywords: | Luật chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Luật và pháp chế |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 107 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17191 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Thực thi pháp luật về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017
Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại
Authors:
Trần, Ngọc Hà | |
Keywords: | Báo chí Việt Nam Báo chí học Tiểu phẩm |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 106 tr. |
Abstract: | Nghiên cứu quá trình phát triển của tiểu phẩm báo chí trong sự vận động và phát triển của thời gian và những biến thể của tiểu phẩm từ thể gốc ban đầu xuất hiện những biến thể với những đặc trưng, kết cấu hết sức linh động và hấp dẫn. Để minh chứng cho sự phát triển và biến thể của tiểu phẩm báo chí, luận văn đã tiến hành nghiên cứu khảo sát sự hình thành và phát triển của tiểu phẩm nửa đầu thế kỷ 20 qua phong cách của hai tác giả Nguyến Ái Quốc và Ngô Tất Tố không chỉ trên bình diện nội dung mà còn trên bình diện hình thức tác phẩm và nghệ thuật viết. Luận văn còn phân tích, khảo sát một số cây bút tiểu phẩn tiêu biểu như: Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, từ đó đưa ra một số kết luận về sự vận động mang tính quy luật hiện đại hóa báo chí với việc hiện đại hóa thể loại báo chí |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17215 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017
Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử kí toàn thư
Tìm hiểu mục đích, phương pháp viết sử của Ngô Sĩ Liên, sự chi phối của quan điểm Nho gia về lịch sử, nhấn mạnh sự kết hợp hai phương thức biên niên và kỷ truyện. Tìm hiểu tính chất văn chương của Đại Việt sử ký toàn thư như là một tác phẩm văn học qua việc phân tích tư duy, bút pháp văn học thể hiện trong bộ sử qua nhiều phương diện khác nhau. Tìm hiểu giá trị bổ trợ mà Đại Việt sử ký toàn thư có thể cung cấp cho người hiện đại để hiểu biết về hiện thực xã hội, con người liên quan đến văn học và đời sống văn học trong thời kỳ lịch sử được bộ sử phản ánh.
Authors: | Lê, Thị Thanh Phương |
Keywords: | Nghiên cứu văn học Văn học Việt Nam Đại Việt sử ký toàn thư |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 122 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17286 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017
Xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nghiên cứu các vấn đề khung lý thuyết để làm sáng tỏ khái niệm về cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D (Nghiên cứu và phát
triển). Khảo sát hoạt động của các tổ chức R&D thuộc Viện KH&CN
Việt Nam trong 3 năm gần đây, xác định các điều kiện chuyển đổi sang cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của 3 Viện nghiên cứu chuyên ngành là
Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hóa học, Viện Khoa học Năng lượng. Đánh giá
chung về các điều kiện chuyển đổi sang cơ chế mới ở Viện KH&CN Việt
Nam, từ đó nêu một số khuyến nghị đối với các chính sách của Nhà nước
và đối với Viện KH&CN Việt Nam.
Authors: | Phạm, Thị Thúy Nga |
Keywords: | Quản lý khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Cơ chế tự chủ |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 108 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17310 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017
Giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội
Xác định những vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp của người nghỉ hưu: khái niệm, các hình thức giao tiếp, chức năng và vai trò của giao tiếp. Nghiên cứu thực trạng giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội qua nghiên cứu về nhu cầu, mục đích giao tiếp; đối tượng giao tiếp; nội dung giao tiếp; hình thức và địa điểm giao tiếp; thời gian giao tiếp; ảnh hưởng của giao tiếp đến đời sống của người nghỉ hưu. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp cũng như nâng cao đời sống tinh thần của người nghỉ hưu.
Authors:
Bùi, Thị Vân Anh | |
Keywords: | Giao tiếp Hà Nội Người nghỉ hưu Tâm lý học |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 152 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17329 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017
Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam
Trình bày lịch sử hình thành, phát triển và nội dung của Công ước Berne - Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Khẳng định Việt Nam gia nhập Công ước Berne là cần thiết, phù hợp với sự phát triển quốc gia và hội nhập quốc tế. Khái quát quá trình hoạt động xuất bản của ngành Xuất bản Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá về bảo hộ quyền tác giả - trước và sau khi thực hiện Công ước Berne. Tìm hiểu tình hình thực hiện Công ước Berne trong lĩnh vực xuất bản Việt Nam: những kết quả ban đầu, những vấn đề đặt ra, một số giải pháp và triển vọng thực hiện Công ước Berne trong thời gian tới.
Authors:
Phạm, Thị Hương Giang | |
Keywords: | Công ước Berne Xuất bản Quyền tác giả |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 165 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17351 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017
Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm "Phép giảng tám ngày" của Alexandre De Rhodes
Trình bày lý thuyết về hư từ, phân loại, ý nghĩa và chức năng của hư từ
trong ngữ pháp tiếng Việt. Khảo sát, miêu tả hoạt động của ba tiểu loại
hư từ là phó từ, liên từ, giới từ trong tác phẩm “Phép giảng tám ngày”
của Alexandre de Rhodes ở cả hai mảng từ gốc Hán và từ thuần Việt (đây
là tác phẩm chữ quốc ngữ đầu tiên được in ấn mà hiện chúng ta có). Phân
tích, so sánh hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt, so sánh ba tiểu loại hư
từ nói trên với nhau, rút ra một số nhận xét về sự biến đổi, ý nghĩa
cũng như cách dùng của các hư từ, nhằm bổ sung một nguồn tư liệu trong
quá trình nghiên cứu ngữ pháp lịch sử.
Authors:
URI:
Authors:
Trịnh, Kim Ngọc | |
Keywords: | Alexandre de Rhodes Hư từ Ngôn ngữ học Ngữ pháp |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 173 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17376 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn)
Giới thiệu sơ lược về đặc trưng của thể loại thơ lục bát và sự vận động
của nó trong tiến trình thơ ca dân tộc cũng như khái quát về chất đồng
quê và thơ lục bát về đồng quê trong văn học Việt Nam. Đi sâu phân tích,
tìm hiểu những biểu hiện cụ thể về chất đồng quê trong thơ lục bát của
hai tác giả là Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, tìm ra những nét nổi bật
trong nội dung, nghệ thuật gắn liền với chất đồng quê trong thơ họ. So
sánh, đối chiếu chất đồng quê trong thơ của hai tác giả này và với các
tác giả khác, đặc biệt là các tác giả có thế mạnh về thơ lục bát để tìm
ra những đặc điểm chung nhất mang bản sắc, đặc trưng phong cách riêng
của thơ ca mỗi người, chỉ ra những sự kế thừa và đổi mới của hai tác giả
Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Qua đó, khái quát lên sự tồn tại, biến đổi
của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại.
Authors:
URI:
Authors:
Phạm, Mai Phong | |
Keywords: | Lý luận văn học Phê bình văn học Thơ lục bát Văn học Việt Nam |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 151 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17377 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Nghiên cứu văn bia chùa quận Ba Đình Thành phố Hà Nội
Tìm hiểu khái quát về địa lý lịch sử và hệ thống chùa quận Ba Đình, Hà
Nội: sự thay đổi tên gọi, địa bạ, địa chí Thăng Long - Hà Nội và quận Ba
Đình qua các đời. Nghiên cứu lịch sử quận Ba Đình thông qua tư liệu văn
bia ở hệ thống quán, đình, đền, chùa, các bài văn, thơ bằng chữ Hán,
chữ Nôm được khắc trên bia đá, đối chiếu với địa điểm đặt bia và sự phân
bố theo không gian và thời gian. Nghiên cứu một số đặc điểm về văn bản
như kích cỡ bia, độ dài bài văn, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm
chữ viết để nhận định về niên đại, thời đại và tác giả của văn bia đó.
Qua giá trị nội dung của văn bia chùa quận Ba Đình, góp phần tìm hiểu về
phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, tục lập Hậu phật và gửi giỗ ở
các chùa, vị trí thành Thăng Long, tìm hiểu tư tưởng chính trị, tôn
giáo, xã hội Việt Nam thời phong kiến, quá trình hình thành và phát
triển các chùa ở quận Ba Đình.
Authors:
URI:
Authors:
Đoàn, Trung Hữu | |
Keywords: | Chùa Chữ Hán Chữ Nôm Hà Nội Văn bia Văn hóa |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 168 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17378 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng ta, làm rõ khái niệm dân tộc, quan hệ dân tộc, bình đẳng
dân tộc. Phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện bình đẳng
dân tộc ở nước ta hiện nay, đó là điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
đặc điểm dân tộc, vùng miền, toàn cầu hoá về kinh tế ... Đề xuất một số
giải pháp nhằm phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thực hiện
bình đẳng dân tộc: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân
tộc; nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, thể chế hóa và thực hiện có
hiệu quả chính sách dân tộc; nâng cao năng lực của hệ thống chính trị
vùng dân tộc miền núi; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho các vùng núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách về văn hóa tư tưởng: đổi mới nhận
thức và năng cao trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực
hiện chính sách bình đẳng dân tộc, về phát triển giáo dục, văn hóa, khoa
học và công nghệ, nâng cao dân trí các vùng dân tộc đồng thời bảo tồn
và phát huy giá trị truyền thống của mỗi dân tộc, về tăng cường quốc
phòng, an ninh ở các vùng dân tộc, chống diễn biến hòa bình, đảm bảo sự
ổn định chính trị - xã hội.
Authors:
URI:
Authors:
Trịnh, Minh Thái | |
Keywords: | Bình đẳng dân tộc Chủ nghĩa xã hội Dân tộc Triết học |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 88 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17379 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (trong hai tập truyện ngắn "Ngọn đèn không tắt" và "Cánh đồng bất tận")
Nghiên cứu kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua hai tập truyện ngắn : “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”. Khảo sát chi tiết về nghệ thuật biểu hiện ngôn từ của Nguyễn Ngọc Tư thông qua phân tích đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện: ngôn ngữ nhân vật, người kể chuyện, các phương tiện phi ngôn ngữ và đặc điểm của câu văn. Nghiên cứu đặc điểm sử dụng từ ngữ Nam Bộ qua các tác phẩm này thể hiện ở tính phương ngữ đặc sắc, tính chính xác và hàm súc, tính hình tượng và biểu cảm của từ ngữ. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến giải về phong cách riêng của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Authors:
Lê, Thị Cúc | |
Keywords: | Nguyễn, Ngọc Tư Kết cấu truyện ngắn Ngôn ngữ học Truyện ngắn |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 136 tr. |
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17381 | |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017
Bộ phận văn chương trong trước tác của Phan Huy Chú
Authors:
Lê, Thị Hà | |
Keywords: | Nghiên cứu văn học Văn học Việt Nam Phan, Huy Chú, 1782-1840 |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 92 tr. |
Abstract: | Trình bày trước tác của Phan Huy Chú trong đời sống văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nghiên cứu bộ phận sưu tầm biên khảo văn học trong lịch triều hiến chương loại chí: "Văn tịch chí" thể hiện tư duy phân loại của nhà biên khảo sưu tầm; Văn học là bộ phận quan trọng trong trước tác. Khái quát vài nét về dòng văn Phan Huy, làm nổi bật được giá trị văn học trong sự nghiệp sáng tác của ông: quan niệm sáng tác thơ văn và thơ văn của Phan Huy Chú |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17671 |
Đảng ủy Công an trung ương lãnh đạo phong trào học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Năm 1998 – Năm 2008)
Authors:
Nguyễn, Thị Thu Trang | |
Keywords: | Đảng ủy Công an Trung ương Đảng Сộng sản Việt Nam Lịch sử Đảng |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 121 tr. |
Abstract: | Khái quát phong trào Công an nhân dân học tập, rèn luyện về "Tư cách người công an cách mệnh" (1948-1997). Trình bày về Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo phong trào học tập, rèn luyện tư cách người công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: lực lượng Công an nhân dân đẩy mạnh việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ trong tình hình mới (1998-2003); Phong trào Công an nhân dân thi đua thực hiện khẩu hiệu "Công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ" (2003-2008). Qua đó, thấy được thành tựu, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phong trào của Đảng ủy Công an Trung ương |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17672 |
Đảng Cộng sản Việt Nam với quá trình xây dựng Đảng viên từ năm 1996 đến năm 2006
Authors:
Đặng, Thị Huế | |
Keywords: | Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng viên Giai đoạn 1996-2006 |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 120 tr. |
Abstract: | Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ Đảng viên trong những năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996-2001). Trình bày quá trình xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng trong những năm 2001-2006: thời cơ, thách thức mới của cách mạng nước ta đặt ra với công tác xây dựng đội ngũ đảng viên; chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến năm 2006, tập trung vào những đối tượng đảng viên ở khối cơ quan hành chính, sinh viên, phường, thị trấn, đội ngũ đảng viên ở nông thôn, miền núi, vùng có đồng bào tôn giáo, trong các doanh nghiệp và trong các lực lượng vũ trang. Từ đó, đưa ra kết quả, rút kinh nghiệm từ quá trình xây dựng đội ngũ Đảng viên của Đảng |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17673 |
Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Authors:
Nguyễn, Thị Chung | |
Keywords: | Khoa học và công nghệ Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Thư viện Nhu cầu tin |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 94 tr. |
Abstract: | Giới thiệu về Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khái quát về người dùng tin tại Trung Tâm. Phân tích thực trạng nhu cầu tin khoa học và công nghệ của người dùng tin về: nội dung nhu cầu tin; về phương thức và tập quán khai thác, sử dụng thông tin, qua đó rút ra nhận xét và đánh giá về công tác đảm bảo thông tin tại Trung Tâm. Đề xuất các giải pháp: củng cố tăng cường nguồn lực thông tin có định hướng; Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin; Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ Trung Tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng và kích thích nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung Tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17675 |
Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chue nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Authors:
Nguyễn, Duy Quỳnh | |
Keywords: | Khoa học chính trị Đảng viên Xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 109 tr. |
Abstract: | Làm rõ quan niệm chung về Đảng Cộng sản, về nhân dân, về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, quan niệm chung về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ở nước ta hiện nay. Đề xuất phương hướng và các giải pháp: đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân; Đảng và nhà nước cần đưa ra những chủ trương, chính sách xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đem lại lợi ích thực tế cho các tầng lớp nhân dân; Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng cơ chế đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân và liên hệ mật thiết với nhân dân; Cần chỉnh đốn đội ngũ cán bộ đảng viên, làm cho đội ngũ phải trong sạch, lành mạnh, thực sự là những tấm gương sáng cho nhân dân noi theo,...nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17676 |
Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường Anh – Việt
Authors:
Nguyễn, Thị Hằng Nga | |
Keywords: | Tiếng Việt Tiếng Anh Thuật ngữ Ngôn ngữ học |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 110 tr. |
Abstract: | Bước đầu khảo sát sơ bộ hệ thuật ngữ môi trường tiếng Anh dựa trên một số tài liệu chuẩn mực (từ điển thuật ngữ, từ điển giải thích thuật ngữ, văn bản chuyên ngành môi trường). Phân tích những đặc điểm cấu tạo hệ thuật ngữ môi trường tiếng Anh qua cấu tạo từ tiếng Anh, thuật ngữ là một từ và một cụm từ. Phân tích sơ bộ nội dung ngữ nghĩa và cách thức tiếp nhận, chuyển dịch giải nghĩa thuật ngữ môi trường bằng tiếng Việt theo hướng chuẩn hóa về mặt tiếp nhận và cấu tạo, và ứng dụng vào giảng dạy thuật ngữ chuyên ngành ở Việt Nam |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17698 |
Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke
Authors:
Nguyễn, Thị Dịu | |
Keywords: | Tư tưởng triết học Triết học Tây Âu Locke, John |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 92 tr. |
Abstract: | Giới thiệu qua về thân thế và sự nghiệp của John Locke, trình bày bối cảnh lịch sử và tiền đề tư tưởng hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John Locke. Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke (như quan niệm về con người và quyền con người, quan niệm về quyền lực nhà nước) được thể hiện qua hai tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền và Kinh nghiệm về nhận thức của con người. Phân tích những giá trị và hạn chế trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17700 |
Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
Authors:
Ngô, Minh Châu | |
Keywords: | Việt Nam Trung quốc Du lịch học |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 88 tr. |
Abstract: | Trình bày một số đặc điểm về đất nước và con người Trung Quốc, đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch của một số nước trên thế giới đối với thị trường Trung Quốc. Phân tích mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và trung Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu như ngoại giao, kinh tế và du lịch. Khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch Việt Nam và tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc. Đưa ra một số giải pháp về: tổ chức bộ máy cơ quan xúc tiến du lịch; pháp luật và chính sách xúc tiến du lịch; kinh phí và cơ chế chi tiêu của hoạt động xúc tiến du lịch; công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch, lập kế hoach tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch; xây dựng và sử dụng tiêu đề - biểu tượng cho các hoạt động xúc tiến du lịch; phối hợp liên ngành trong việc tổ chức xúc tiến du lịch; nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17701 |
Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007
Authors:
Nguyễn, Thị Kim Dung | |
Keywords: | Đảng Cộng sản Việt Nam Đường lối Kinh tế biển Lịch sử Đảng |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 132 tr. |
Abstract: | Khái quát tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam trước khi đổi mới. Nghiên cứu những chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế biển qua các giai đoạn từ 1986 - 1996 và 1997 - 2007, làm rõ các bước phát triển và những thành tựu cụ thể qua mỗi giai đoạn khác nhau gắn liền với mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng và những nguyên nhân của nó trong sự phát triển kinh tế biển, đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm lịch sử nhằm phát huy hiệu quả phát triển kinh tế biển dưới chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: cần thiết phải có một chiến lược toàn diện về biển; cần phải hạn chế tối đa những nguy cơ và thách thức đối với biển, đảo Việt Nam; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc; kết hợp phát triển kinh tế biển giữa các vùng với phát triển kinh tế vùng nội địa và tăng cường hợp tác quốc tế; hoàn thiện hệ thống pháp luật biển để phục vụ phát triển kinh tế biển; ... |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17703 |
Hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn 2 sao ở Đồ Sơn – Hải Phòng
Authors:
Nguyễn, Thị Dự | |
Keywords: | Đồ Sơn Khách sạn Du lịch Hải Phòng |
Issue Date: | 2010 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Citation: | 111 tr. |
Abstract: | Trình bày cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn 2 sao. Tổng quan về du lịch Đồ Sơn - Hải Phòng, nghiên cứu và làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú của hệ thống các khách sạn 2 sao ở nơi đây. Đánh giá những thành công, vướng mắc chủ yếu và nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú của hệ thống khách sạn 2 sao ở Đồ Sơn. Đề xuất một số giải pháp: tăng cường vai trò của công tác quản lý Nhà nước về Du lịch tại Đồ Sơn - Hải Phòng; nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch Hải Phòng; hoàn thiện tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú của các khách sạn nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn 2 sao ở Đồ Sơn Hải Phòng đến năm 2020 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17704 |
Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017
Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty FPT Telecom
Other Titles:
Customer relationship management at the FPT Telecom | |
Authors: | Lê, Thị Tuyết Nhung |
Keywords: | Quản trị Quan hệ khách hàng |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Description: | 118 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23433 |
Quản lý vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam
Other Titles:
Management of Air cargo transportation in Vietnam | |
Authors: | Phạm, Kim Anh |
Keywords: | Quản lý Vận tải hàng hóa Vận tải đường không |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Description: | 85 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23468 |
Việc lựa chọn giới tính thai nhi của những cặp vợ chồng sinh con theo ý muốn
Authors:
Lương, Thị Yến Ngọc | |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Description: | 91 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23518 |
Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Authors:
Hoàng, Thị Xuân Quỳnh | |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Description: | 120 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23525 |
Vai trò của Công tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thông qua Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội)
Authors:
Phạm, Thị Thu Hương | |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Description: | 91 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23546 |
Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017
Vấn đề nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn Hà Nam hiện nay
Authors:
Nguyễn, Thị Nga | |
Keywords: | Phụ nữ Nông thôn Nguồn nhân lực Hà Nam |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Trình bày cơ sở lý luận về nguồn nhân lực nữ nông thôn với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nam, làm rõ vai trò của nguồn nhân lực nữ nông thôn với tư cách là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hà Nam. Chỉ ra những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam hiện nay. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực nữ và việc phát huy nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH, nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Hà Nam. Trình bày một số quan điểm đinh hướng và đề xuất các giải pháp sau: Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thông qua việc tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH nhằm khai thác một cách hiệu quả, hợp lý nguồn nhân lực nông thôn; Tăng cường công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ nông thôn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH, nông thôn Hà Nam trong giai đoạn tới |
Description: | 118 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23701 |
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006)
Authors:
Phạm, Thị Miến | |
Keywords: | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đảng Cộng sản Việt Nam Quảng Ninh Giai đoạn 1996-2006 |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, cơ cấu kinh tế Quảng Ninh trước năm 1996. Làm rõ chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh từ năm 1996 đến năm 2000. Nghiên cứu các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm 2001 - 2006. Qua đó bước đầu đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả đó. Tổng kết kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh: Vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; chuyển dịch cơ cấu phải gắn bó chặt chẽ với củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; hình thành, phát triển các khu công nghiệp và đô thị mới; chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có tri thức khoa học kỹ thuật và năng lực quản lý vững vàng |
Description: | 113 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23702 |
Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam và sự kế thừa nó trong xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay (qua khảo sát ở Hưng Yên)
Authors:
Bùi, Thị Duyên | |
Keywords: | Gia đình văn hóa Triết học Giá trị đạo đức Hưng Yên |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Trình bày cơ sở hình thành giá trị đạo đức và làm rõ các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình (GĐ) Việt Nam: Quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột, quan hệ với dòng họ, và trong quan hệ làng xã. Nghiên cứu những yêu cầu khách quan của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của GĐ Việt nam trong xây dựng gia đình văn hóa ở Hưng Yên. Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng GĐ Hưng Yên trong nền kinh tế thị trường cũng như những khó khăn cơ bản với vấn đề giáo dục gia đình (GDGĐ) ở Hưng Yên hiện nay. Đề xuất các giải pháp sau: Tiếp thu và kế thừa những di sản đạo đức truyền thống của gia đìnhViệt Nam thông qua GDGĐ Hưng Yên hiện đại; đổi mới nội dung và phương pháp GDGĐ; tăng cường vai trò của GDGĐ; Tỉnh Hưng Yên cần có những chính sách về kinh tế xã hội hỗ trợ cho GĐ; Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục về giá trị đạo đức truyền thống; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về GĐ ở Hưng Yên |
Description: | 84 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23703 |
Quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
Authors:
Lương, Thị Kim Dung | |
Keywords: | Chất lượng đào tạo Giáo dục cao đẳng Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Trình bày về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, cũng như vai trò của việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với quá trình đào tạo. Nghiên cứu đặc điểm về kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc. Phân tích thực trạng quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc. Từ đó đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu sau: tiếp tục bám sát nhiệm vụ, đối tượng và thực tiễn đào tạo dể đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo , bồi dưỡng; thực hiện đa dạng hóa hình thức và mở rộng quy mô đào tạo; đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; tăng cường công tác, tổ chức, quản lí quá trình học tập của sinh viên; tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, quản lý hoạt động giảng dạy; cơ chế chính sách phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo |
Description: | 91 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23704 |
Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2006
Authors:
Hoàng, Trường Giang | |
Keywords: | Xóa đói giảm nghèo Đảng bộ tỉnh Hà Tây Đảng Cộng sản Việt Nam Giai đoạn 1996-2006 |
Issue Date: | 2009 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Làm rõ yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (XĐGN). Tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây chỉ đạo thực hiện XĐGN từ năm 1996 đến năm 2006: Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động, đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN; thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo; phát huy vai trò các đoàn thể trong nhân dân trong công tác XĐGN. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm: Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về XĐGN; kinh nghiệm về lồng ghép các dự án, chương trình, chính sách cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề, phát huy sức mạnh tổng hợp trong XĐGN, tăng cường vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây đối với công tác XĐGN |
Description: | 111 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23705 |
Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017
Định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI
Giá trị và định hướng giá trị luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Giá trị và định hướng giá trị đang là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức tham gia nghiên cứu. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội. Trong xã hội văn minh, bất cứ ngành nghề nào cũng đều mang một hệ thống thang giá trị đặc thù của ngành nghề đó. Định hướng giá trị giúp cá nhân hướng tới, lựa chọn các giá trị thể hiện trong hoạt động của mình. Nghiên cứu về định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn, phấn đấu và hoàn thành những mục tiêu mà cá nhân đã chọn. Nếu nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những yêu cầu của nghề, về những phẩm chất mà nghề yêu cầu đối với bản thân thì mỗi cá nhân sẽ có sự lựa chọn nghề phù hợp với nguyện vọng và xã hội, từ đó sẽ tích cực hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh nghề. Ngược lại nếu không có định hướng nghềnghiệp rõ ràng thì sẽ không giúp cho cá nhân đó khẳng định, phát huy giá trịcủa bản thân cũng như phát triển sự nghiệp hay đóng góp cho xã hội.
Nghề cảnh sát là một nghề đặc biệt trong xã hội. Đối tượng chủ yếu của nghề cảnh sát là con người mà việc tìm hiểu, làm rõ bản chất của một người là công việc không hề dễ dàng. Nhiệm vụ đặc thù của người cảnh sát là đấu tranh phòng chống tội phạm. Ranh giới để nhận biết tội phạm vi phạm pháp luật là rất khó. Với tính chất công việc như vậy nên đòi hỏi người chiến sĩ cảnh sát phải có lập trường kiên định cùng tấm lòng trung thành, hết lòng vì Tổ quốc và nhân dân. Nếu không có định hướng cũng như nhận thức nghềđúng đắn thì người cảnh sát không thể làm tròn trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao phó. Có rất nhiều những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về định hướng giá trị nghề cảnh sát trong lĩnh vực thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Nghề cảnh sát là một nghề đặc biệt trong xã hội. Đối tượng chủ yếu của nghề cảnh sát là con người mà việc tìm hiểu, làm rõ bản chất của một người là công việc không hề dễ dàng. Nhiệm vụ đặc thù của người cảnh sát là đấu tranh phòng chống tội phạm. Ranh giới để nhận biết tội phạm vi phạm pháp luật là rất khó. Với tính chất công việc như vậy nên đòi hỏi người chiến sĩ cảnh sát phải có lập trường kiên định cùng tấm lòng trung thành, hết lòng vì Tổ quốc và nhân dân. Nếu không có định hướng cũng như nhận thức nghềđúng đắn thì người cảnh sát không thể làm tròn trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao phó. Có rất nhiều những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về định hướng giá trị nghề cảnh sát trong lĩnh vực thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI là trường trung cấp thuộc hệ thống các trường Công an nhân dân với nhiệm vụ đào tạo những cán bộ trình độ trung cấp trong lĩnh vực Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Mỗi năm, trường có khoảng 2500 học viên tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thì nhà trường cũng cần phải định hướng giá trị nghề cho học viên. Việc tìm hiểu đúng vấn đề định hướng giá trị nghề cảnh sát giúp trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI có những biện pháp tác động hợp lý tới học viên để các em rèn luyện, phấn đấu trở thành những người cảnh sát vừa có tài vừa có đức, hết lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Định hướng giá trị nghề cảnh sát của học viên trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân VI”.
Authors:
Nguyễn, Thị Huệ | |
Keywords: | Định hướng (Tâm lý học) Cảnh sát |
Issue Date: | 2015 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 112 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33560 |
Đặc điểm báo xuân của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Báo Xuân là “sản phẩm hàng hoá đặc biệt”. Dù hai chữ “đặc biệt” đòi hỏi người làm báo không đƣợc phép chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải luôn hướng tới tính chất xã hội, tính định hướng tích cực, thì báo Xuân vẫn phải tuân theo quy luật cung - cầu để đến được với bạn đọc như bao loại hàng hoá khác. Một yếu tố quan trọng để báo Xuân “đứng” được trong cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt, chính là việc xây dựng “thương hiệu”. Một tờ báo Xuân có uy tín, đi vào lòng bạn đọc, được lựa chọn trên sạp báo, sẽ thể hiện một “thương hiệu” ổn định, có sức thu hút lớn.
Để cuốn hút bạn đọc, ngoài sự chính xác, hấp dẫn của thông tin, còn cần đến sự mới mẻ, độc đáo, cần đến phong cách riêng của tờ báo Xuân đó, từ nội dung đến hình thức. Việc đổi mới và hiện đại hoá nội dung và các phương thức chuyển tải thông tin trên báo Xuân là một vấn đề bức thiết cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này, tác giả muốn đề cập, tìm hiểu về đặc điểm chung, những hạn chế của báo Xuân hiện nay và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thông tin của báo Xuân, nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét văn hóa báo chí riêng của người Việt.
Để cuốn hút bạn đọc, ngoài sự chính xác, hấp dẫn của thông tin, còn cần đến sự mới mẻ, độc đáo, cần đến phong cách riêng của tờ báo Xuân đó, từ nội dung đến hình thức. Việc đổi mới và hiện đại hoá nội dung và các phương thức chuyển tải thông tin trên báo Xuân là một vấn đề bức thiết cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này, tác giả muốn đề cập, tìm hiểu về đặc điểm chung, những hạn chế của báo Xuân hiện nay và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thông tin của báo Xuân, nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét văn hóa báo chí riêng của người Việt.
Luận văn chỉ ra những đặc điểm chung về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Xuân, cũng như phong cách riêng của những tờ báo được khảo sát, với mong muốn chỉ ra điểm mạnh của mỗi tờ báo trong việc thu hút độc giả.
Trên cơ sở phân tích những hạn chế của báo Xuân trong thời điểm hiện nay, tác giả muốn góp thêm tiếng nói mang tính xây dựng về những biện pháp giúp các tòa soạn nâng cao hiệu quả thông tin của báo Xuân, đặc biệt là cách đưa báo Xuân tiếp cận với đối tượng độc giả mới.
Authors:
Thiều, Thu Quỳnh | |
Keywords: | Báo chí và tuyên truyền Việt Nam |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 119 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33561 |
Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay
Về mặt lý luận:
+ Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự hội nhập văn hóa nói chung, tôn giáo nói riêng, mà cụ thể là sự hội nhập giữa Phật giáo và nghi lễ thờ cúng truyền thống của người dân tại các làng ở địa bàn Hà Nội.
+ Qua nghiên cứu về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án cung cấp thêm tư liệu mới (làm rõ hơn nữa) về sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của tôn giáo ngoại nhập (Phật giáo) với văn hóa tín ngưỡng bản địa (thờ cúng truyền thống) của người dân Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
+ Qua chứng cứ nghiên cứu, luận án cho thấy “xu hướng phát triển” của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội hiện nay thể hiện rõ phương châm là hội nhập với văn hóa bản địa trên tinh thần dung hợp bồi đắp cùng nhau phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần lý giải về tương lai của tôn giáo, tín ngưỡng trong các quốc gia.
+ Từ góc độ tiếp cận tôn giáo học/ triết học/ văn hóa học/ nhân học tôn giáo về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án chỉ ra mức độ tác động qua lại giữa tôn giáo ngoại nhập và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay và ngược lại.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra những giá trị văn hóa của sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân hiện nay. Do vậy, đây cũng là một trong những minh chứng làm sáng tỏ giá trị văn hóa dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế.
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng truyền thống và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và sau này.
+ Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự hội nhập văn hóa nói chung, tôn giáo nói riêng, mà cụ thể là sự hội nhập giữa Phật giáo và nghi lễ thờ cúng truyền thống của người dân tại các làng ở địa bàn Hà Nội.
+ Qua nghiên cứu về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án cung cấp thêm tư liệu mới (làm rõ hơn nữa) về sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của tôn giáo ngoại nhập (Phật giáo) với văn hóa tín ngưỡng bản địa (thờ cúng truyền thống) của người dân Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
+ Qua chứng cứ nghiên cứu, luận án cho thấy “xu hướng phát triển” của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội hiện nay thể hiện rõ phương châm là hội nhập với văn hóa bản địa trên tinh thần dung hợp bồi đắp cùng nhau phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần lý giải về tương lai của tôn giáo, tín ngưỡng trong các quốc gia.
+ Từ góc độ tiếp cận tôn giáo học/ triết học/ văn hóa học/ nhân học tôn giáo về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án chỉ ra mức độ tác động qua lại giữa tôn giáo ngoại nhập và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay và ngược lại.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra những giá trị văn hóa của sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân hiện nay. Do vậy, đây cũng là một trong những minh chứng làm sáng tỏ giá trị văn hóa dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế.
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng truyền thống và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và sau này.
Authors:
Vũ, Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) | |
Keywords: | Tín ngưỡng thờ cúng Việt Nam |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 178 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33562 |
Chính sách nhân tài ở thành phố Đà Nẵng từ 1997 đến nay
Về mặt lý luận: luận văn làm rõ hơn vị trí, vai trò và những đóng góp của nhân tài đối với việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng.
Về mặt thực tiễn: luận văn làm rõ những thành quả, hạn chế của công tác nhân tài của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tài vào việc xây dựng thành phố Đà Nẵng phát triển năng động, bền vững.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong nghiên cứu về nguồn nhân lực, chính sách nhân tài.
Về mặt thực tiễn: luận văn làm rõ những thành quả, hạn chế của công tác nhân tài của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tài vào việc xây dựng thành phố Đà Nẵng phát triển năng động, bền vững.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong nghiên cứu về nguồn nhân lực, chính sách nhân tài.
Authors:
Nguyễn, Duy Quý | |
Keywords: | Chính trị học Việt Nam |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 84 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33564 |
Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở Việt Nam
Khoảng năm năm trở lại đây, tác động của Game online đối với giới trẻ trở thành một vấn đề được phản ánh nóng hổi trong xã hội nói chung và báo chí truyền thông nói riêng. Sự phát triển lệch chuẩn của game onlinetrong một thời gian dài đã mang đến nhiều hệ lụy hơn là hiệu quả cho xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là cho giới trẻ nghiện game online ở Việt Nam. Trong đó, báo chí truyền thông về lĩnh vực này đã có những bước phát triển mạnh ở nước ta với cả những ưu điểm và hạn chế. Vấn đề là chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu đi vào khảo sát, tổng kết nhận thức, lý luận về vai trò và tác động của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong việc truyền thông về Game online ở Việt Nam.
Vì vậy, đề tài “Vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở Việt Nam” là một nỗ lực của cá nhân tác giả trong việc góp phần bổ khuyết vào sự thiếu hụt này.
Những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm và tổng kết mà luận văn này đưa ra hy vọng sẽ có ích đối với những sinh viên theo học ngành báo chí, với các nhà nghiên cứu văn hoá và đặc biệt là các cơ quan báo chí truyền thông và các đơn vị sản xuất Game online. Từ những kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra những giải pháp, cách thức truyền thông cho báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung khi phản ánh về lĩnh vực game online, và kể cả các đơn vị sản xuất trò chơi sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm và tổng kết mà luận văn này đưa ra hy vọng sẽ có ích đối với những sinh viên theo học ngành báo chí, với các nhà nghiên cứu văn hoá và đặc biệt là các cơ quan báo chí truyền thông và các đơn vị sản xuất Game online. Từ những kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra những giải pháp, cách thức truyền thông cho báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung khi phản ánh về lĩnh vực game online, và kể cả các đơn vị sản xuất trò chơi sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Authors:
Vũ, Tiến Thành | |
Keywords: | Báo điện tử Việt Nam |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 95 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33571 |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)